Baris Arch

Xu hướng thiết kế không gian cảm hứng từ đường cong

Xu hướng thiết kế không gian cảm hứng từ đường cong

09/11/2023 Baris Arch 0 Nhận xét
Xu hướng thiết kế không gian cảm hứng từ đường cong

Đường cong đã xuất hiện từ rất lâu trong thiết kế kiến trúc và nội thất, và là yếu tố quan trọng trong thời kỳ hoàng kim của những chi tiết phức tạp như Art Nouveau hay Art Deco. Năm 2021 đến nay là thời điểm đánh dấu bước ngoặt của những đường cong trong kiến trúc và nội thất, trở thành xu hướng được ứng dụng phổ biến trong các thiết kế để tạo ra hiệu ứng thị giác và cảm giác uyển chuyển cho không gian. Dự kiến đến năm 2024, xu hướng này vẫn tiếp tục phát huy tiềm năng với những ứng dụng đa dạng và bùng nổ hơn trước.

Hãy cùng Baris Arch tìm hiểu về những ứng dụng và hiệu ứng mà đường cong mang lại trong không gian nhé.

1. Nhịp điệu của đường cong

Trong các dự án mà Baris Arch thực hiện, chúng tôi thường sử dụng đường cong để biểu hiện cho các nhịp điệu lên - xuống của cảm xúc. Những đường cong liên tục với mật độ dày, biên độ nhỏ giúp tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập. Những đường cong lớn có biên độ lớn thì lại mang nhịp điệu chậm rãi và “du dương”, giúp thư giãn tinh thần.

 

 

2. Đường cong thân thiện và chào đón

Những khung cửa thẳng thóm là sự lựa chọn an toàn và thông dụng nhưng đôi khi khiến ta nhàm chán và cứng nhắc. Vậy sao không thử bo cong một chút để khung cửa mềm mại hơn, những đường cong nhỏ tinh tế trên khung cửa sẽ tạo cảm giác chào đón, thân thiện hơn, cho những ai vừa nhìn thấy đều vui vẻ muốn bước vào bên trong.

 

 

3. “Đường dẫn” mang lại trải nghiệm xuyên suốt

Trong thiết kế kiến trúc và nội thất hiện đại, đường cong được ứng dụng nhiều trong các chi tiết không gian như trần - tường - sàn với nhiệm vụ “dẫn đường” cho người sử dụng. Những đường nét uốn cong xuất hiện xuyên suốt trong các khu vực đôi khi là chủ ý của người thiết kế nhằm tạo tuyến lưu thông, hướng dẫn người dùng di chuyển theo mục đích của công trình. Điển hình như ở các không gian thương mại hay cửa hàng quần áo, đường cong thể hiện vẻ đẹp mềm mại của vải vóc, tạo nhịp điệu cho cảm xúc và “dẫn” khách hàng đi đến mọi khu vực trưng bày mà không bị lỡ mất trải nghiệm xuyên suốt.

 

 

 

 

4. Ngăn cách không gian tinh tế

Ngoài những ứng dụng về hiệu ứng dẫn đường và tạo cảm giác xoa dịu, đường cong còn được “biến tấu” để sáng tạo các phương án cho vách ngăn. Có rất nhiều loại vật liệu để làm vách ngăn cong như kính cường lực, gỗ, sắt, mica…Với kết cấu uốn cong tự do, vách ngăn giúp đủ riêng tư những vẫn giữ sự kết nối cho các khu vực. Ứng dụng đường cong cho vách ngăn thường được sử dụng trong thiết kế văn phòng, để ngăn chia các khu vực làm việc với nhau và với không gian chung khác.

 

 

Bài viết được chọn lọc và tổng hợp bởi Baris Arch.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: